Hết Bao Nhiêu Tiền Chi Phí Visa Đi Pháp
Tháng Tư 28, 2023
Giới Thiệu Về Du Lịch tại Nước Pháp
Tháng Năm 5, 2023

Ở Nước Pháp Độ Tuổi Kết Hôn Là Bao Nhiêu

Ở Nước Pháp Độ Tuổi Kết Hôn Là Bao Nhiêu

Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo tiếng pháp, tư vấn du học Phápdu học Canada và định cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như: 

Tiếng pháp cơ bản
Tiếng pháp giao tiếp
Học tiếng pháp miễn phí
Luyện thi chứng chỉ TEF, TCF, DELF, DALF
Học tiếng Pháp thiếu nhi, độ tuổi từ 7 – 12 tuổi, với khóa đào tạo song ngữ Anh Pháp, hoặc khóa kết hợp Việt Pháp, giúp bé dạn dĩ giao tiếp trong môi trường quốc tế

Ở bất kỳ quốc gia nào, vấn đề hôn nhân và gia đình cũng được pháp luật và Nhà nước quy định chặt chẽ. Nhất là vấn đề độ tuổi kết hôn. Và Pháp cũng không nằm ngoài số đó. Cùng Cap France tìm hiểu về độ tuổi kết hôn ở Pháp nhé!

 

NỘI DUNG CHÍNH

 

  • Quy định kết hôn tại Pháp trong bộ luật Dân sự Napoleon năm 1804
  • Quy định độ tuổi kết hôn của Pháp hiện tại
  • Điều kiện kết hôn tại Pháp

 

  1. Quy định kết hôn tại Pháp trong bộ luật Dân sự Napoleon năm 1804

 

Bộ luật này đã tồn tại trên 200 năm vẫn giữ nguyên cấu trúc gồm Thiên mở đầu và 3 Quyển với 2283 điều, trong đó vấn đề kết hôn được quy định ở Chương I, Thiên V, Quyển thứ nhất từ Điều 144 đến Điều 202, với một số nội dung cơ bản như sau.

 

1.1. Về độ tuổi kết hôn

Điều 144 quy định: “Nam chưa tròn 18 tuổi, nữ chưa tròn 15 tuổi không được kết hôn”. Có nghĩa là nam phải đủ 18 tuổi, nữ phải đủ 15 tuổi mới được kết hôn, tuy nhiên cũng có ngoại lệ: “Viện trưởng Viện Công tố bên cạnh Tòa án sơ thẩm nơi đăng ký kết hôn có thể cho miễn chấp hành quy định về độ tuổi kết hôn”. So với pháp luật Việt Nam thì độ tuổi này thấp hơn nhưng do nền kinh tế – xã hội của Pháp phát triển hơn nước ta, họ có điều kiện tốt hơn nên tâm sinh lý của thanh niên Pháp cũng phát triển nhanh hơn thanh niên nước ta. Vì vậy, việc quy định độ tuổi trên là hoàn toàn dễ hiểu.

 

1.2. Về sự tự nguyện kết hôn

“Không được phép kết hôn nếu không có sự tự nguyện”. Có thể thấy, sự tự nguyện là một điều kiện bắt buộc phải đáp ứng nếu đôi bên muốn kết hôn. Đây cũng là một trong những nguyên tắc tiến bộ của bộ luật Dân sự Pháp mà pháp luật Việt Nam đã tiếp thu.

 

1.3. Về các trường hợp cấm kết hôn

Được quy định ở nhiều điều luật với cách sử dụng từ “không”, thể hiện phạm vi cấm kết hôn rất cụ thể và được nhấn mạnh tuyệt đối đến nỗi ngay cả trong cách thể hiện điều kiện về độ tuổi cũng như điều kiện về sự tự nguyện cũng được trình bày dưới dạng điều cấm.

– Kết hôn khi chưa đủ tuổi quy định.

– Khi không có sự tự nguyện.

– Người chưa thành niên và những trường hợp cụ thể xảy ra đối với người chưa thành niên muốn kết hôn.

– Chưa có sự đồng ý của cha mẹ hoặc một bên cha, mẹ. Nếu cha mẹ không còn thì phải có sự đồng ý của ông, bà nội ngoại 2 bên.

– “Về trực hệ, nghiêm cấm kết hôn giữa các tôn thuộc và ti thuộc chính thức hoặc ngoài giá thú và giữa những người thích thuộc cùng một dòng họ” hoặc “Nghiêm cấm việc kết hôn giữa chú, bác trai và cháu gái; giữa cô, bác gái và cháu trai dù quan hệ họ hàng là chính thức hay ngoài giá thú”… Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, Tổng thống có thể hủy bỏ các điều cấm ở Điều 161, 163.

 

1.4. Về hình thức kết hôn

“Công dân Pháp khi kết hôn phải có đăng ký kết hôn, dù việc đăng ký được thực hiện ở nước ngoài” và phải được thực hiện công khai trước viên chức hộ tịch của xã nơi một trong hai người vợ chồng thường trú hoặc cư trú vào thời điểm việc công bố diễn ra. Điều này cũng giống như pháp luật Việt Nam, quy định đó thể hiện quyền lực của Nhà nước trong việc quản lý vấn đề kết hôn trong lĩnh vực HN&GÐ.

 

  1. Quy định độ tuổi kết hôn của Pháp hiện tại

 

Bà Joëlle Garriaud-Maylam thu hút sự chú ý của người dân Pháp khi trình bày quan điểm về việc chấm dứt sự chênh lệch độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ. Bà cho rằng quy định này vừa là sự tấn công vào nguyên tắc bình đẳng của nền cộng hòa vừa là mối nguy hiểm khi ngày càng nhiều trẻ em gái chưa đủ tuổi bị gia đình ép buộc phải kết hôn.

 

Ngoài ra, yêu cầu này còn đáp ứng được mối quan tâm của Liên Hợp quốc và tinh thần Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 và được Pháp phê chuẩn vào ngày 2/7/1990. Ủy ban Giám sát của Công ước Quốc tế về quyền trẻ em cũng đã đưa ra khuyến nghị đối với Pháp về việc thay đổi luật pháp của mình trong lĩnh vực này vào tháng 4/1994 và được nhắc lại một cách mạnh mẽ tại Cuộc họp cuối cùng tại Geneva vào tháng 6/2004.

 

Trong khuôn khổ cuộc thẩm tra dự luật chống bạo lực đối với phụ nữ ngày 29/3, Chính phủ đã hoan nghênh đề xuất sửa đổi điều 144 của Bộ luật Dân sự nhằm điều chỉnh độ tuổi kết hôn tối thiểu cho phụ nữ và nam giới ở tuổi 18.

 

  1. Điều kiện kết hôn tại Pháp

 

Để có thể kết hôn dân sự ở Pháp, nghĩa là tại tòa thị chính, trước tiên cô dâu và chú rể tương lai phải đủ tuổi hợp pháp, nghĩa là ít nhất phải 18 tuổi. Trong những trường hợp ngoại lệ, một cuộc hôn nhân bao gồm cả trẻ vị thành niên được cử hành là điều có thể xảy ra, nhưng điều này vẫn là đặc biệt và hiếm gặp, và trong trường hợp này, Công tố viên sẽ quyết định và nếu việc này được thực hiện, nó sẽ thực sự là ngoại lệ lý do.

 

Cả hai người vợ hoặc chồng không phải đã kết hôn, hay chính xác hơn, người vợ hoặc chồng tương lai phải được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân trước bằng cách chết hoặc ly hôn để có thể kết hôn lại. Người phụ nữ đã ly hôn chỉ có thể tái hôn trong vòng 300 ngày kể từ ngày chính thức ly thân. Khi ly hôn là kết quả của việc chuyển đổi sự ly thân hợp pháp, thì hôn nhân có thể được thực hiện vào ngày hôm sau bản án. Lưu ý rằng việc xuất trình giấy chứng nhận y tế không mang thai sẽ lặp lại khoảng thời gian 300 ngày này. Mặt khác, không có gì ngăn cản vợ chồng tương lai đã được đoàn kết bởi một PACS (cho dù giữa vợ / chồng tương lai hoặc thậm chí một trong hai vợ chồng được PACS thống nhất với bất kỳ người nào khác, điều đó không quan trọng, bởi vì hôn nhân có khả năng hủy bỏ PACS).

Cũng cần phải nắm giữ những gì được gọi là năng lực pháp lý, tức là có tâm trí sáng suốt. Do đó, người đã thành niên được giám hộ phải được sự ủy quyền của cả cha và mẹ người đó hoặc nếu không được sự ủy quyền của Hội đồng gia tộc.

 

Cuối cùng, để có thể kết hôn dân sự, một người cũng không được ràng buộc với người kia bằng một số ràng buộc về quan hệ họ hàng, hợp pháp hay tự nhiên. Quả thật không được kết hôn với con cháu trực hệ, con cháu hoặc vợ hoặc chồng, anh, chị, em, chú, bác, cháu ruột, cô ruột.

 

Kể từ tháng 5 năm 2013, ở Pháp cho phép 2 người cùng giới kết hôn.

 

 

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN LỘ TRÌNH KHÓA HỌC TIẾNG PHÁP, ĐẠT TCF A2 – B2, DELF A2, DELF B1, DELF B2, DALF C1, VÀ DU HỌC PHÁP, DU HỌC CANADA, ĐỊNH CƯ CANADA

 

Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:

Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:

Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp

Học viên CAP thành công như thế nào ?

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169

 

 

Tags: do tuoi ket hon o phap, dat ve may bay, hoc tieng phaphoc tieng phap mien phitieng phap co ban, ve may bay gia re, du hoc phapdich vu du hoc phap va canada, gia ve may bay, dao tao tieng phapdich vu xin dinh cu canada

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *